Khi nghĩ về một đám cưới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một sự kiện trọng đại, hạnh phúc nhất trong cuộc đời của mỗi người, trong đó một trong những biểu tượng của ngày cưới chính là bộ váy cưới của cô dâu - một bộ đầm màu trắng lộng lẫy và tính khôi. Nhưng tại sao váy cưới lại luôn gắn liền với gam màu trắng?
Nữ hoàng Victoria là người khởi đầu cho xu hướng mặc váy trắng khi kết hôn với Hoàng tử Albert vào năm 1840. Trước đó, những bộ đầm cưới thường được làm từ những gam màu sắc thịnh hành nhất trong xã hội tại thời điểm đó, trong đó, màu đỏ là sự lựa chọn phổ biến nhất. Tuy nhiên, kể từ khi Nữ hoàng Victoria xuất hiện trong đám cưới Hoàng gia với bộ đầm màu trắng thì chiếc váy cưới màu trắng trở nên phổ biến tại các nước ở Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, sau đó lan rộng ra khắp thế giới.
Váy cưới màu trắng có nguồn gốc từ phương Tây và được sử dụng rất phổ biến tại các đám cưới. Tuy nhiên, với các nước Châu Á, váy cưới màu trắng vẫn chưa được tôn vinh là trang phục mang tính biểu tượng của ngày cưới. Trên thực tế, đối với văn hóa phương Đông, màu trắng được xem là màu của tang tóc, được sử dụng trong các đám tang.
Thay vào đó, trong ngày cưới, người Châu Á thường có xu hướng lựa chọn những bộ váy mang đậm văn hóa truyền thống của dân tộc khi thực hiện các nghi lễ cúng bái ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó, các cô dâu vẫn chọn váy cưới trắng hiện đại cho bữa tiệc tiếp đón quan khách.
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những bộ váy cưới truyền thống ở các nước Châu Á:
1. Thái Lan
Trong suốt những năm 1960 đến năm 1970, Hoàng hậu Sirikit là người có ảnh hưởng rất lớn tớithời trang tại Thái Lan và được người dân Thái đánh giá là người phụ nữ mặc đẹp nhất thế giới. Bà được xem là người làm sống lại chất liệu tơ tằm của Thái, thường được sử dụng cho những bộ trang phục truyền thống của dân tộc.
Trang phục truyền thống chính thức của người Thái được gọi là Chut Thai Phra Ratcha Niyom với nhiều kiểu dáng đa dạng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh xuất hiện.
2. Afghanistan
Trang phục truyền thống của phụ nữ Afghanistan thường có màu sắc sáng, rực rỡ, chất liệu được thêu hoa văn phức tạp, tinh tế. Các hoa văn này được thêu từ loại sợi chỉ mảnh, đôi khi là từ sợi kim loại hoặc đính thêm đồng xu vào vải.
3. Việt Nam
Lễ ăn hỏi của phụ nữ Việt Nam không thể nào thiếu tà áo dài. Áo dài Việt thường được may từ chất liệu tơ tằm, dài trùm cả phần quần. Việt Nam là một trong số rất ít các nước sử dụng quần làm trang phục cưới truyền thống.
4. Ấn Độ
Thời trang cưới của các cô dâu Ấn Độ vô cùng đa dạng về phong cách, màu sắc, trong đó chất liệu lụa màu đỏ được sử dụng phổ biến nhất.
5. Hàn Quốc
Hanbok là trang phục truyền thống của phụ nữ Hàn Quốc. Đó là kiểu váy đa màu sắc, thiết kế chủ yếu gồm có một váy quấn và một áo vét kiểu bô-le-rô, thường được gọi là ch”ima (치마) chogori (조고리). “Ch”ima” trong tiếng Hàn có nghĩa là “váy” còn “chogori” có nghĩa là “áo vét”. Cả hai bộ y phục này đều có thể được mặc với một chiếc áo choàng dài có đường nét tương tự (gọi là turumagi) trùm ra bên ngoài.
CÔNG TY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HOA MAI
Điện thoại: 04.37939696
Hot line: 091.321.8772
Website: hoamaitour.vn
Địa chỉ: số 9 ngõ 92 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
All comments [ 0 ]
Your comments